Bài đăng nổi bật
Giới Thiệu
Hiện tại mình có kế hoạch hệ thống lại kiến thức mà mình đã học được trong quá trình làm việc để chia sẽ cùng mọi người, các bài đăng tiếp...
Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017
Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017
Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017
Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017
VCCI phản đối tăng thuế môi trường với xăng dầu
VCCI cho rằng việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xăng dầu theo các cam
kết quốc tế có thể làm giảm nguồn thu ngân sách, nhưng không nên bù
bằng cách tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này.
VCCI nhấn mạnh xét về dài hạn, việc nới khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu nhằm bảo đảm thu ngân sách sẽ là giải pháp lợi bất cập hại, nó làm giảm áp lực chuyển đổi hệ thống tài chính quốc gia theo hướng bền vững hơn. Theo VCCI, trước đây, kết cấu thu ngân sách của VN phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không bền vững như thu từ khai thác tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tiền bán đất. Trong khi đó, các nguồn thu bền vững hơn như thuế thu nhập, thuế tài sản lại đóng góp không đáng kể. Ngay trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do, nguy cơ giảm thu ngân sách từ các loại thuế biên giới đã được đề cập, và giải pháp được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế khuyến cáo là VN cần chuyển hướng sang các khoản thu mang tính bền vững hơn và cắt giảm chi tiêu công.
VCCI bày tỏ thuế bảo vệ môi trường, cũng giống như thuế tiêu thụ đặc biệt, là một nguồn thu không bền vững. Nếu các loại thuế này đóng góp đáng kể trong tổng thu ngân sách sẽ khiến nhà nước bị đặt vào vị trí xung đột lợi ích, vì một mặt nhà nước có chính sách hạn chế tiêu dùng một số loại mặt hàng, nhưng mặt khác, bộ máy nhà nước lại được nuôi sống từ chính mặt hàng đó.
Dẫn lại báo cáo của Bộ Tài chính, VCCI cho hay trong năm 2016, mức đóng góp của thuế bảo vệ môi trường trong tổng thu ngân sách là 4,1%, với 99% trong số đó đến từ xăng dầu. Nếu cộng cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT thì mức đóng góp của ngành xăng dầu vào khoảng 9,8% tổng thu ngân sách. Nếu mức thuế mới kịch khung được áp dụng và loại bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình thì mức đóng góp lên đến khoảng 15% tổng thu ngân sách. Đây là tỷ lệ rất lớn và không có lợi cho kết cấu ngân sách quốc gia.
Trong văn bản góp ý với Bộ Tài chính về dự thảo luật sửa đổi, bổ
sung luật Thuế bảo vệ môi trường vừa gửi đi hôm qua (7.2), Phòng Thương
mại - Công nghiệp VN (VCCI) cho rằng việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối
với xăng dầu theo các cam kết quốc tế có thể làm giảm nguồn thu ngân
sách, nhưng không nên bù bằng cách tăng thuế bảo vệ môi trường đối với
mặt hàng này.VCCI nhấn mạnh xét về dài hạn, việc nới khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu nhằm bảo đảm thu ngân sách sẽ là giải pháp lợi bất cập hại, nó làm giảm áp lực chuyển đổi hệ thống tài chính quốc gia theo hướng bền vững hơn. Theo VCCI, trước đây, kết cấu thu ngân sách của VN phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không bền vững như thu từ khai thác tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tiền bán đất. Trong khi đó, các nguồn thu bền vững hơn như thuế thu nhập, thuế tài sản lại đóng góp không đáng kể. Ngay trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do, nguy cơ giảm thu ngân sách từ các loại thuế biên giới đã được đề cập, và giải pháp được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế khuyến cáo là VN cần chuyển hướng sang các khoản thu mang tính bền vững hơn và cắt giảm chi tiêu công.
VCCI bày tỏ thuế bảo vệ môi trường, cũng giống như thuế tiêu thụ đặc biệt, là một nguồn thu không bền vững. Nếu các loại thuế này đóng góp đáng kể trong tổng thu ngân sách sẽ khiến nhà nước bị đặt vào vị trí xung đột lợi ích, vì một mặt nhà nước có chính sách hạn chế tiêu dùng một số loại mặt hàng, nhưng mặt khác, bộ máy nhà nước lại được nuôi sống từ chính mặt hàng đó.
Dẫn lại báo cáo của Bộ Tài chính, VCCI cho hay trong năm 2016, mức đóng góp của thuế bảo vệ môi trường trong tổng thu ngân sách là 4,1%, với 99% trong số đó đến từ xăng dầu. Nếu cộng cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT thì mức đóng góp của ngành xăng dầu vào khoảng 9,8% tổng thu ngân sách. Nếu mức thuế mới kịch khung được áp dụng và loại bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình thì mức đóng góp lên đến khoảng 15% tổng thu ngân sách. Đây là tỷ lệ rất lớn và không có lợi cho kết cấu ngân sách quốc gia.
@ Báo Thanh Niên
Hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.
Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017
Tăng ‘sốc’ tới 8.000 đồng/lít xăng thuế BVMT: Trăm dâu lại đổ đầu dân!
Bộ Tài chính vừa có một đề xuất
là tăng khung thuế bảo vệ môi trường (BVMT) mặt hàng xăng, dầu lên gấp
2-3 lần so với hiện hành. Các chuyên gia đều lo lắng việc tăng thuế này
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người dân và các doanh nghiệp cũng như kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Cuối tuần trước, Bộ Tài chính
công bố dự thảo dự kiến tăng mức thuế bảo vệ môi trường trong mỗi lít
xăng dầu lên 3.000 - 8000 đồng so với khung thuế cũ là 1.000 - 4.000
đồng trong dự thảo mới được đưa ra lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật thuế
bảo vệ môi trường.
Cụ thể, đối với mặt hàng xăng, trừ ethanol có thể ở mức 3.000 - 8.000
đồng/lít, nhiên liệu bay 3.000 - 6.000 đồng/lít, dầu diesel 1.500 -
4.000 đồng/lít. Mặt hàng xăng E5, E10 có thể ở khung mức thuế từ 2.700 -
7.200 đồng/lít và 2.500 - 6.800 đồng/lít…
Trong những năm qua số thu thuế BVMT liên tục tăng ổn định qua các năm,
chiếm tỷ trọng khoảng 1,5 - 4,1% tổng thu ngân sách nhà nước trong giai
đoạn 2012 - 2016, tính riêng năm 2016, ước đạt 42.393 tỷ đồng (chiếm
4,08% tổng thu ngân sách). Đạt được số thu lớn, nhưng theo Bộ Tài chính,
không phải tất cả phần thu thuế trên được dùng cho sự nghiệp BVMT. Thực
tế, số chi cho BVMT vẫn thấp hơn số thu, thậm chí chỉ bằng 1/4 số thu,
như năm 2016 chi 12.290 tỷ đồng.
Vị Phó tổng giám đốc một doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cho biết, việc Bộ Tài chính đề xuất
nâng thuế bảo vệ môi trường lên tối đa 8.000 đồng/lít với xăng và 4.000
đồng/lít, kg với các loại dầu có thể xuất phát từ việc bộ này “đón
trước” việc thuế nhập khẩu xăng dầu từ ASEAN sẽ giảm xuống 0% theo các
cam kết hội nhập và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.
Theo lý giải của Bộ Tài chính tại thời điểm hồi năm 2015, việc điều
chỉnh thuế trên là để ứng phó với vấn đề hụt thu ngân sách do phải giảm
thuế theo các cam kết hội nhập. Theo tính toán, mặt hàng xăng dự kiến
thu 20.911,8 tỷ đồng/năm, tăng 13.941,2 tỷ đồng/năm trong khi các mặt
hàng dầu dự kiến thu được khoảng 13.228,9 tỷ đồng/năm thuế bảo vệ môi
trường, tăng 8.819,2 tỷ đồng/năm. Số thu thuế giá trị gia tăng đối với
xăng dầu cũng tăng lên khoảng 2.371,9 tỷ đồng. Ước tính tổng số thu ngân
sách năm 2015 dự kiến tăng lên khoảng 26.091,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng thuế BVMT để
giảm thuế NK là cách lý giải chưa thỏa đáng. Với cách tính bù trừ cho
hụt thu ngân sách do phải giảm thuế theo các cam kết hội nhập, Nhà nước
hoàn toàn có nhiều nguồn thu khác nữa bằng việc cải thiện môi trường
kinh doanh, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và từ
đó có nguồn tăng thu bền vững.
Theo tính toán của một chuyên gia trong ngành xăng dầu, việc tăng thuế
bảo vệ môi trường lên tối đa 8.000 đồng/lít xăng và 4.000 đồng/lít, kg
với các loại dầu khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá bán lẻ các mặt hàng
xăng nếu không có sự kiểm soát, tính toán cụ thể về mức tăng. Điều này
hoàn toàn có thể xảy ra do với cách tính hiện nay, khi áp dụng, số tiền
thu thuế VAT cũng sẽ tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Trong khi đó, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có tác động lớn đến giá cả
hàng hóa. Thực tế, mỗi lần Bộ Công Thương điều chỉnh giá bán xăng dầu,
giá cả các mặt hàng khác cũng theo đà tăng.
TS Lê Đăng Doanh chỉ rõ đây là mức nâng quá cao, làm tăng thêm chi phí
vận tải, hàng hóa, hành khách và chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp.
Ông bày tỏ: “Tôi đề nghị xem xét thận trọng. Mức khung hiện nay theo
luật đã là 4.000 đồng/lít xăng, còn mức áp dụng hiện hành là 3.000
đồng/lít. Chỉ nên tăng lên 1.000 - 2.000 đồng thôi chứ không nên tăng
cao quá”.
Theo ông Doanh, với việc ngân sách đang rất khó khăn nên việc đánh thuế
bảo vệ môi trường với xăng là dễ nhất bởi có thể thu được “tiền tươi
thóc thật” trên mỗi lít xăng. Tuy nhiên, điều này có thể tác động tới
lạm phát, ảnh hưởng đến cạnh tranh hàng hóa nên cần thận trọng.
TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng
Viện Kinh tế Tài chính, nhìn nhận nếu tăng thuế bảo vệ môi trường thì
ảnh hưởng đến lạm phát trong ngắn hạn là chưa thể có. Các cú sốc về giá
thường chỉ tác động một lần và ngắn hạn, trong khi lạm phát mang tính
dài hạn và phụ thuộc tổng cầu. Tuy nhiên, ở góc độ sản xuất thì sức cạnh
tranh của hàng hóa bị ảnh hưởng, trực tiếp từng người tiêu dùng bị
thiệt.
TS Vũ Đình Ánh cũng cùng quan điểm, nếu tăng thuế bảo vệ môi trường đối
với xăng dầu lên thêm nữa, DN sẽ càng khó khăn hơn, nhưng người chịu
thiệt thòi nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là người dân. Song, bản
chất của việc kiến nghị tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu
không phải chỉ là câu chuyện giá xăng dầu sẽ tăng cao hay thấp mà là đặt
lợi ích trong thu ngân sách hay đặt lợi ích của người tiêu dùng là
người dân lên trên?
Giá xăng dầu hiện là giá chung trên thị trường thế giới rồi, nhưng tại
sao ở Mỹ giá xăng khi quy đổi theo tỉ giá là hơn 16.000 đồng/lít, thấp
hơn giá xăng ở VN là vì thu thuế của họ ít hơn chúng ta.
Nhìn vào việc tăng mức thuế bảo vệ môi trường cho xăng trong dự thảo
Luật thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính, PGS.TS Ngô Trí Long -
nguyên Viện trưởng Viện giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, dù chỉ là dự
thảo nhưng như vậy có nghĩa thời gian tới mức thuế bảo vệ môi trường với
xăng sẽ có khả năng sẽ tăng.
“Cho nên việc đánh thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu là cần thiết,
nhưng ở mức độ nào phải tính toán. Với bối cảnh hiện nay câu hỏi đặt ra
là xăng đã cần phải đánh thuế bảo vệ môi trường hay chưa?”, PGS.Long
nói. Thêm nữa mức tính thuế bảo vệ môi trường đưa ra giá trị tuyệt đối
như dự thảo là không nên.
“Thay vì đánh thuế chỉ định con số 3.000 đồng/lít hay 8.000 đồng/lít Bộ
Tài chính chỉ nên đánh thuế với giá trị tương đối tức bằng bao nhiêu
phần trăm giá xăng nhập”, PGS. Long cho biết.
Cũng theo PGS. Ngô Trí Long hiện nay giá xăng nhập vào chỉ ở ngưỡng hơn
7.000 đồng/lít, nếu bây giờ đánh thuế bảo vệ xăng dầu lên đến 8.000
đồng/lít tức hơn cả giá xăng nhập khẩu.
Giá xăng dầu đang giảm do các hiệp định thương mại tự do nên Bộ Tài
chính tính đến việc áp dụng các thuế khác. Tuy nhiên, dùng thuế nào cũng
phải có mức độ để hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người
tiêu dùng.
Suy cho cùng mọi chính sách đưa ra là để phục vụ người dân và doanh
nghiệp, cho nên chính sách là phải tạo sự thuận lợi chứ không phải chưa
ban hành, chỉ mới ở mức dự thảo đã khiến cho nhiều người lo lắng.
Đồng quan điểm, theo PGS.TS Phạm Quý Thọ hiện nay năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp Việt Nam thấp do năng suất lao động và đầu vào tăng.
Đầu vào trong đó có giá nguyên liệu xăng dầu, như vậy nếu tăng thuế bảo
vệ môi trường sẽ đẩy giá xăng tăng gây khó khăn cho doanh nghiệp
PGS.TS Phạm Quý Thọ phân tích, trước đây khi điều chỉnh mức thuế bảo vệ
môi trường từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít con số dư ra đã làm gì
để cải tạo môi trường chưa rõ thì nay lại điều chỉnh tăng lên, vậy tăng
thuế bảo vệ môi trường để làm gì?
Nếu chỉ tăng nguồn thu thì không nên vì dù tăng thuế bảo vệ môi trường
đồng nghĩa giá xăng tăng nhưng thị trường vẫn phải chấp nhận, giá xăng
tăng cao người dân phải chịu. Hậu quả gây ra là tăng trưởng thấp, đời
sống người dân gặp khó khăn.
Lo lắng giá xăng tăng khi mức
thuế bảo vệ môi trường cho mặt hàng xăng được điều chỉnh, ông Bùi Danh
Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, nếu mức khung điều
chỉnh thuế bảo vệ môi trường với xăng được phê duyệt như dự thảo chắc
chắn giá xăng sẽ tăng trong thời gian tới.
“Dù biết mức thuế bảo vệ môi trường trong dự thảo Luật thuế bảo vệ môi
trường của Bộ Tài chính đưa ra mới chỉ là dự kiến chưa áp dụng, tuy
nhiên doanh nghiệp vận tải lúc này đã lo lắng giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới hoạt động kinh doanh”, ông Liên cho biết.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho hay, doanh nghiệp vận tải những năm
vừa qua đang gặp khó khăn khi gánh quá nhiều phí và thuế từ phí bảo trì
đường bộ, phí BOT… nếu giá nhiên liệu tăng thì doanh nghiệp vận tải
chắc chắn phải đối diện với nhiều khó khăn hơn.
Cùng từ phía doanh nghiệp nhìn nhân về vấn đề này, Ông Văn Đức Mười tổng
giám đốc Vissan cho rằng nếu tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
như mức mà Bộ Tài chính đề xuất, đối tượng bị tác dụng nhiều nhất vẫn là
người tiêu dùng. Đặc biệt, sẽ làm chi phí xã hội tăng lên, mà điều này
sẽ không hay lắm trong điều kiện hiện nay khi sức mua còn đang thấp.
Dù cơ sở tăng thêm thuế là nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Nhưng mục
đích chỉ được thuyết phục khi nó có công cụ kèm theo. Ví dụ tăng phí
xăng dầu thì phải khuyến khích được việc sử dụng phương tiện công cộng.
Hay như ở các nước tiên tiến, khi đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường lên
chi phí xăng dầu, người ta khuyến khích sử dụng xe điện, hoặc cho thuê
xe điện với giá thấp.
VN chưa có, cũng như chưa làm được tốt các đề xuất liên quan, dẫn đến
việc thiếu giải pháp xử lý thì sẽ làm biến động xã hội. Chưa kể, chi phí
tăng lên quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển xã hội, cũng
như không kích thích kinh tế tiêu dùng, nếu không muốn nói sẽ góp phần
làm trì trệ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Muốn tăng thuế bảo vệ môi
trường cũng không thể tăng một cách đột ngột như vậy.
Cùng nhận định trên luật sư Châu Huy Quang, Trọng tài viên - Trung tâm
Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) thì giải trình sơ lược của Bộ Tài
chính chưa làm rõ được vấn đề sử dụng nguồn thuế thu được và cũng chưa
nêu được những tác động đối với nền kinh tế. Theo ông Quang, xăng, dầu
là mặt hàng thiết yếu nên nếu thuế tăng như đề xuất, giá có cao thì
người dân vẫn buộc phải sử dụng. Tuy nhiên, sự tác động đến đời sống
nhân dân, doanh nghiệp, chỉ số lạm phát... là rất lớn. Đây là lý do cần
có một báo cáo tác động nghiêm túc, đầy đủ hơn.
Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối cũng phải thừa
nhận, tăng thuế đến đâu thì doanh nghiệp xăng, dầu cũng không bị ảnh
hưởng, chỉ có người tiêu dùng chịu. Bởi lẽ, mọi khoản thuế sẽ phải tính
vào giá bán lẻ xăng, dầu và người tiêu dùng thì không thể không chạy xe,
chạy máy...
VietBao.vn (Tổng hợp)
Và rồi theo tôi thì xăng vẫn tăng/ dầu vẫn tăng giá vì thuế bảo vệ môi trường tăng lên đến 8.000 đồngThứ Hai, 9 tháng 1, 2017
Chính thức vận hành Trạm chiết nạp LPG Cà Mau (CMGPP)
Công ty CP Kinh doanh Khí miền Nam (PV Gas South) vừa tổ chức khánh thành, đưa vào hoạt động Trạm chiết nạp LPG tại Khu công nghiệp Khánh An, huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau.
Đây là một bước đi mới chào năm 2017,
thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống kho chứa, trạm chiết nạp khí dầu
mỏ hóa lỏng của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và chiến lược phát
triển PV Gas South trở thành một công ty kinh doanh LPG hàng đầu tại
Việt Nam.
Sản lượng LPG tiêu thụ hàng năm của PV Gas South đạt trên 250.000 tấn LPG.
Việc khánh thành Trạm chiết nạp đầu tiên
tại Cà Mau cũng nhằm đón đầu những dòng sản phẩm khí trong chuỗi cung
ứng của PV GAS vùng Tây Nam bộ, thúc đẩy tiềm năng phát triển kinh tế
của vùng cũng như cả nước.
Trạm chiết nạp LPG Cà Mau có tổng diện
tích xây dựng khoảng 30.000 m2, với công suất chiết nạp ban đầu khoảng
500 tấn LPG/tháng, sức chứa của bồn là 100 tấn LPG.
Khi đi vào hoạt động, Trạm còn góp phần
tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, đóng góp ngân sách cho nhà
nước; đưa sản phẩm LPG của PetroVietnam Gas đến gần với người dân hơn và
góp phần bình ổn sản phẩm LPG tại thị trường miền Tây.
Công ty Cổ phần kinh doanh Khí hóa
lỏng Miền Nam (PV Gas South) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Khí
Việt Nam - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có chức năng kinh doanh và phân
phối khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và các sản phẩm khí tại địa bàn các tỉnh
khu vực phía Nam.
(Nguồn NangluongVietnam Online)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)